Trẻ dưới 3 tuổi dễ bị ngạt nước

Ngạt nước còn gọi là đuối nước, là tình trạng trẻ bị ngạt thở do bị chìm trong nước. Nghiên cứu của BSCK2 Nguyễn Thị Kim Thoa thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy ngạt nước thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, 65% các trường hợp, tập trung xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.

BS Thoa cho biết ở độ tuổi mới biết đi, hiếu động, tò mò, lại thích khám phá môi trường xung quanh nên dễ bị té vào ao, hồ, quanh nhà, có khi ngã xấp vào vũng nước hoặc chúi đầu vào những dụng cụ chứa nước trong nhà như thùng, xô, thau nước. Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi khi bị ngã không thể tự đứng lên; khi bị chúi đầu vào thùng hoặc xô trẻ không thể thoát ra được nên rất dễ bị ngạt nước tại nhà khi thân nhân không chú ý lúc trẻ chơi …

Xử trí tại nhà không đúng dẫn đến tử vong hay tàn phế do di chứng não

Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy phần lớn trẻ bị ngạt nước (72%) được phát hiện muộn. Ngoài ra do không xử trí tại chỗ hoặc sơ cứu không đúng dẫn đến tỉ lệ tử vong và di chứng não lên đến 27%, cao nhất trong các tai nạn xảy ra ở trẻ em.

Xử trí tại chỗ khi trẻ nhỏ bị ngạt nước

Trẻ ngạt thở chỉ cần 5 phút đủ để tổn thương não, nguy hiểm đến tính mạng vì vậy để cứu trẻ bị ngạt nước, thân nhân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước. Đặt nằm chỗ khô ráo và thoáng.
Đánh giá nếu trẻ tím tái không thở, phải thổi ngạt ngay: Áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ, thổi 2 lần liên tiếp. Sau đó thổi theo nhịp 4 giây/ một lần cho đến khi trẻ thở lại đều.

Nếu tim ngừng đập, thực hiện ấn tim ngay sau thổi ngạt. Ấn vùng 1/2 dưới của xương ức đều đặn theo nhịp 5/1 có nghĩa là ấn tim 5 nhịp xen kẽ với 1 nhịp thổi ngạt. Ấn tim và thổi ngạt cho đến khi tim đập lại và trẻ thở đều, hồng hào.
Nếu trẻ bất tỉnh nhưng vẫn còn thở, cho trẻ nằm nghiêng một bên để nước từ đường thở và bao tử ra ngoài và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Trên đường đi vẫn phải tiếp tục các động tác sơ cứu .

Phòng tránh ngạt nước tại nhà
– Nếu nhà gần ao hồ phải làm cửa chắn. Rào ao hồ, hào nước quanh nhà.
– Cẩn thận với dụng cụ chứa nước, đậy kín hồ , lu, thùng xô chứa nước. Đổ hết nước nếu không sử dụng.
– Không cho trẻ chơi gần các vũng nước, dụng cụ chứa nước.
– Hướng dẫn cách cứu trẻ chết đuối và xử trí tại chỗ cho mọi người. Huấn luyện thầy cô nuôi dạy trẻ, nhân viên trường học, khu vui chơi giải trí để xử trí đúng khi có trẻ bị tai nạn.

Trích website "Bệnh viện nhi đồng I"

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Blog Nuôi Dạy Con sử dụng cookies để cải thiện trải nghiệm người dùng và hiệu suất của trang web, hiện quảng cáo phù hợp với người dùng và cho phép chia sẻ qua mạng xã hội. Khi click vào nút Chấp Nhận, bạn đồng ý cho chúng tôi sử dụng cookies. Vui lòng xem thêm về chính sách quyền riêng tư.