Thư giãn sẽ giảm được nguy cơ hít sặc khi cho bé bú
Điều này thật hiển nhiên nếu bú mẹ. Nhưng nếu vì lý do nào đó bé không được bú mẹ mà phải bú bình, thì rất nhiều điều phải dặn dò, lưu ý mẹ. “Cả em bé và bà mẹ hoặc người nuôi nên thư giãn khi cho bé ăn bú, thì em bé sẽ bú ngon và phòng tránh nguy cơ hít sặc”. Đó là một trong những điều mà các nhà khoa học khuyến cáo khi cho bé ăn bú;
Ai cũng biết khi việc hít sặc xẩy ra, lúc đó bạn sẽ khó giữ bình tĩnh để thực hiện cấp cứu sặc cho bé, bé sẽ bị viêm phổi hít, sẽ phải điều trị tốn kém rất nhiều về thời gian, tiền bạc, công sức và nhất là sức khỏe bé bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó tốt nhất đừng để chuyện đó xẩy ra! …
Đừng để xẩy ra hít sặc, một cách khoa học thì chúng ta cần có thái độ và những diều cần làm cùng với việc thư giãn:
Thứ nhất hãy hiểu về cơ chế ăn nút, nuốt của trẻ:
Sữa được nuốt từ khoang miệng xuống vùng hầu họng
Sữa từ vùng hầu họng xuống thực quản
Hình dung sau khi nút ra một lượng sữa trong khoang miệng, vòm khẩu cái mềm sau họng nâng lên ra cho sữa xuống đến vùng hầu họng. Sữa đến vùng hầu họng rồi, vòm khẩu cái mềm hạ xuống để ngăn sữa trào ngược lại khoang miệng. Tại hầu họng, sữa phải đi theo một lối bắt buộc là qua cổng thực quản do cơ vòng trên thực quản mở ra để đi xuống thực quản-dạ dầy, sữa sẽ không thể lạc lối sang đường thở vì cổng đường thở đã được nắp thanh môn đóng lại.
Quy trình nút bú của bé đều đặn là cứ một động tác nút bú đến cử động nuốt rổi chuyển sang thở, cứ thế lập đi lập lại một cách tự động, phản xạ cho đến khoảng 9 tháng tuổi bé biết tự ngưng bú lại để thở.
Quy trình bú nuốt
Quy trình bú của bé thật nhịp nhàng và tinh vi một cách kỳ diệu, nhưng đó là khi bé khỏe mạnh bình thường, nếu cơ thể hoặc sức khỏe bé có gì không ổn như những điều sắp kể dưới đây thì quy trình bú nuốt này sẽ lập tức trục trặc và dễ gây ra tai biến cho trẻ:
1. Hoạt động các nhóm cơ hầu họng hoạt động không hiệu quả: do trẻ non yếu vì sinh non, sinh ngạt, mắc các bệnh lý thần kinh, bị các tật bẩm sinh như sứt môi chẻ vòm, ngắn thắng luỡi
2. Sụ phối hợp kém nhịp nhàng giữa các hoạt động nút, nuốt và thở.: thường là do trẻ đang có bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, suyễn, ứ đọng đàm nhớt, bệnh tim. Khi trẻ bệnh năng lượng cần cho quy trình nút nuốt của trẻ không đủ để hoạt động hiệu qủa.
Những lý do kể trên dẫn đến sữa không đi theo đường đi bình thường mà có thể đi ngược lên mũi như trong trường hợp trẻ bị chẻ vòm, đi lạc qua đường thở vào phổi do phản xạ đóng nắp thanh môn kém hiệu quả. Và như thế là trẻ bị hít sặc.
Các bà mẹ chúng ta có thể làm được gì để làm giảm tối đa nguy cơ hít sặc cho trẻ?
Đơn giản nhất là cho trẻ bú mẹ
Nếu vẫn phải bú bình thì :
-Khi trẻ đang có bệnh thì phải cho trẻ gặp bác sĩ nhi khoa để điều trị cho bệnh ổn thì trẻ mới lấy lại khả năng ăn bú bình thường.
– Khả năng ăn bú bình thường sẽ thuận lợi hơn nếu bà mẹ chú ý đến tư thế của bé khi cho bé bú là : đầu hơi hướng xuống cằm, hai tay phía trước.
– Cho bé nghỉ một chút trong quá trình bú để ợ hơi và để bé thở.
– Một số loại bình bú và núm vú đặc biệt đôi khi cần để hỗ trợ hoạt động bú nút hiệu qủa, chẳng hạn như:
+ Núm vú có đường kính lớn hơn bình thường để các cơ vùng miệng của bé không phải cố gắng quả nhiều khi nút bú.
+ Bình bú có thể bóp đuợc khi sức khỏe bé yếu khó đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu ăn bú.
– Đặc biệt với những bé quả nhỏ, nếu mũi họng có đàm nhớt bé cần được làm sạch, thông thoáng để bé có thể thở để phối hợp tốt với hoạt động nút và nuốt
sao giờ mới được đọc bài báo này tiếc quá, nếu được cách đây khoảng hơn 1 năm về trước thì đỡ khổ biết bao nhiêu 😥 😥 .
Sao vậy em ? Dù trước đó em chưa biết, nhưng bé không bị sặc sữa là OK rồi. Em chú ý, bây giờ bé lớn cỡ con em vẫn còn nguy cơ sặc thức ăn/cháo. Ở SG thỉnh thoảng báo vẫn đăng các trường hợp tử vong do sặc cháo. Cho nên, cẩn thận vẫn hơn
chị ơi hồi đó con em sặc sữa nhiều lắm, làm em sợ muốn chết, giờ thì hết rồi 🙂 .
Cách cấp cứu trẻ sặc sữa hay sặc bộ nè em : 1) Đặt bé nằm dọc theo cánh tay mình, nằm sấp, đầu hướng về bàn tay & thấp xuống;2) Dùng tay còn lại vỗ mạnh 5 cái lên lưng bé, vùng lưng gần bả vai (giữa 2 xương bả vai) vỗ bằng lòng bàn tay chứ không phải bằng ngón tayNếu bé vẫn chưa thở được, vẫn còn tím tái, thì đặt bé nằm ngửa, khép ngón trỏ và ngón giữa lại với nhau, ấn thẳng xuống vùng nửa dưới xương ức.
Em bé nhà em chỉ có sặc nước thôi, còn sữa thì chưa sặc bao giờ. Ai cũng bảo bx em có tay nuôi con. 💡 :devil:
Vậy thì bố KM may mắn quá rồi. Có vợ giỏi vậy thì phải lo "o bế" nghen :DEm bé nhỏ thì cơ chế nuốt vẫn chưa hoàn hảo. Bé nhà chị uống nước cũng hay sặc lắm.
Dạ, bé nhà em thi thoảng cũng có sặc nước, nhưng chỉ một chút thôi.Bx em chỉ có ở nhà, không làm gì cả, nhưng được cái là lo cho ox nhiều lắm, và em vẫn tự hào về điều đó.
Ừm, vậy thì em khỏe rồi. Chị cũng thèm được vậy, ở nhà lo cho chồng con. Và thèm được 1 ông chồng … triệu phú … nữa .. ha ha ha
Con em có cái trò hay ho, nhiều khi đang ngủ mà khóc, không kịp dỗ là ho lên một lúc rồi ọc ra, còn không thì nằm sấp chơi 1 hồi cũng hay trớ ra :bomb: Hôm rồi em cho uống nước trái cây, đang uống vui vẻ, tự dưng chị ta cười lúc uống, rồi sặc, ho, ọc 😥 em đau đầu vụ này quá chị ơi.