Như đã hứa với mẹ King và mẹ Kiến, mình chia sẻ tài liệu tham khảo về sự phát triển của con ở từng giai đoạn, để giúp các em hiểu thêm là mình nên dạy gì cho King & Kiến.
Có lẽ chị Thy & Huyền cũng nên đọc vì nó là một phần quan trọng trong việc khai phát trí não của con trong 3 năm đầu đời mà mấy hôm nay chị em mình đã thảo luận
Mình hay dùng tài liệu này để tham khảo xem con mình ở tháng tuổi này thì phát triển sinh lý đến đâu, tâm lý thế nào, khả năng con học hỏi & tiếp thu được đến đâu để biết nên dạy con cái gì. …
Trích một phần Mục lục sách để các bạn tham khảo nội dung ebook trước khi quyết định download :
1) Các giai đoạn phát triển TÂM LÝ của trẻ :
– Tâm lý trẻ trước và sau khi sinh
– Nụ cười hòa nhập
– Con bạn và phong cách riêng của bé
– Tâm lý tuổi ấu nhi (1-3) nhi đồng (3-7) thiếu niên (7-11)
– Tâm lý trẻ có cha mẹ ly hôn
– Thú nuôi
– Chứng suy nhược
……………
2) Các giai đoạn phát triển SINH LÝ
– Các dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển
– Làm soa biết chắc con tôi phát triển bình thường
– Con tôi bị lùn ?
– Khả năng ngôn ngữ trong năm đầu tiên
– Giúp bé tự chăm sóc tuổi chập chững
………
3) Sự phát triển của trẻ
– Phản xạ kỳ diện của trẻ sơ sinh
– Trẻ 25-30 tháng, trẻ 13-18 tháng …..
– Làm sao để trẻ mau lớn
4) Các giai đoạn phát triển năng khiếu của trẻ
– Hình như con bạn có năng khiếu ?
– Trẻ bị chọc ghẹo vì quá thông minh ?
– Làm gì khi con có năng khiếu ?
Đọc mục lục đã thấy hấp dẫn rồi các bạn nhỉ ?
Ebook này mình được tặng miễn phí từ một thành viên trên mạng chuyên cung cấp tài liệu ebook. Sau mục lục có ghi chú thông tin để liên hệ
Link download:
http://www.mediafire.com/view/dgz0z0azjujnnqo/NHUNG_GIAI_DOAN_PHAT_TRIEN_CUA_TRE.pdf
File pdf, chỉ có 457KB
Cám ơn chị, em sẽ đọc để tham khảo thêm. Em cũng đang đọc quyển 'tâm lý trẻ chập chững' của Christopher Green(http://www.chametainang.net/diendan/showthread.php?t=2609&page=2). Cũng có nhiều điểm hay. MK.
:flirt: cam on chi, em da load ve va se "nghiem cuu"
@ mẹ Kiến : Chị cũng có quyển đó 🙂 Đã đọc rồi. Thiên về phân tích tâm lý.
kiu pác…e đã lôi về máy
Em đọc hết mới qua cảm ơn (xấu hổ quá)! Nhiều phần rất hay, có cái mình đã biết, nhiều cái bây giờ em mới biết! Thanks for sharing!
Có gì đâu em 🙂 Khi nào rãnh sang chơi. Em biết gì nhớ chia sẻ với nhé. Chị cũng lò mò, vừa dạy con vừa học thêm.
Báo cáo Sếp là em cũng rút ra mấy điểm dạy cô Kiến như sau:1. Cuối tuần nếu thu xếp được, bố mẹ tranh thủ cho bé ra công viên/ chơi ngoài trời một lần – hoặc đi chơi những chổ khác nhau để bé nhìn/ nghe những thứ khác nhau. Kiến thì rất thích đi chơi, ra công viên ngắm hoa, lá bố mẹ chạy theo mệt nghỉ luôn.2. Khuyến khích lúc nào cũng hiệu quả hơn quát nạt hay nổi cáu (nhẹ nhàng nhưng cương quyết): ví như Kiến chơi trò xếp các vòng tròn vào một cái cột theo thứ tự từ lớn đến bé, nếu Kiến làm được thì vỗ tay khen, ‘ôi Kiến giỏi quá’, hay đi chơi về bảo bé xếp giày cất vào tủ, tự uống nước, tự xúc ăn…khen mấy câu là nàng sướng lắm làm gì cũng được – Đến mẹ nàng còn thích nghe khen mà!3. Nói chuyện, bày tỏ tình cảm, chơi cùng bé: cái này thì ai cũng thích không chỉ riêng gì trẻ con, tạo môi trường sống tình cảm, quan tâm đến nhau, vuốt ve âu yếm hỏi han nàng: Kiến ăn no chưa, con có muốn măm măm chôm chôm nữa kg, con gái ngủ ngon kg? Bố mẹ làm gương cho trẻ. Bé cảm thấy an toàn, rằng mọi người xung quanh yêu thương mình. Be there for her.4. Chấp nhận bé: Chấp nhận và yêu thương bé, con mình cũng là người thường như mình có dở có hay, nếu bé đã cố gắng hết mình làm việc gì đó, mẹ không đòi hỏi gì hơn, tôn trọng/ chấp nhận những gì bé thích và khả năng của bé.5. Tuỳ cá tính của bé mà bố mẹ tuỳ cơ ứng biến dạy/ hướng thêm cho bé. Học làm người tốt, trước khi nhồi nhét kiến thức làm người giỏi. May mắn là cô Kiến khá ngoan, không mè nheo khóc nhè, ăn nhanh (10 phút/ bữa), ngủ thì có bố ở nhà tối bố vác lên vai hát ru ngủ, bố đi công tác, thì nằm rúc vào mẹ mà ngủ, nhiều khi mẹ ngủ trước cả con, ngủ dậy thì cười toe, thơm mẹ rồi tụt xuống giường chơi. Bỏ bú thì cũng nhẹ nhàng, nhớ quá thì đến sờ một cái rồi hít hà bụ đẹp nhưng mà cay lắm, hờ hờ…6. Viết ra xong em đọc lại, thấy như là đắc nhân tâm nhỉ! Mà cái này áp dụng với bố Kiến cũng được như không gì cô Kiến nhỉ (mỗi cái đoạn bỏ bú là khác thôi…hehe) – hình như em có chiều hướng đối xử với trẻ con như người lớn.Báo cáo Sếp em xin hết ạ!
Thấy "báo cáo" của em rồi. Hay lắm. Mấy hôm nay đang bận quá, để ít hôm chị quay lại trao đổi thêm nhé. Nhưng mà trước tiên, chị vote cho chiều hướng đối xử với trẻ con như người lớn của em nhé ! 🙂
Ái chà, chị Kiến giỏi quá hà. Em King còn ngây ngô lắm, thích thì làm không thích thì … giả đò làm lơ :faint: 1. Biết cầm đồ chơi phát nhạc, bật mở rồi nhảy theo điệu nhạc. 2. Biết lượm bánh bỏ lại vô chén nếu làm đổ.3. Biết share bánh với ông nội, ba và mẹ., chắc chắn là sẽ không share cho anh Seimen vì anh Seimen hay giành đồ chơi của King :ninja: 4. Rất khoái đi chơi, đi dạo và đặc biệt là đến những nơi lạ. Sáng nay không ai trông King nên em chở King đi làm luôn. Anh chàng thấy mấy cây hoa ở vphòng em cú "ê…ê" hihihi, chả là ở nhà em cho anh chàng ra vườn cây chơi chỉ hoa, lá, cành nên cú hễ thấy cây lá xanh um là ê ê ừ ừ vậy đó.5. Về khoảng ăn uống thì King em tệ quá. Không thèm ăn gfi cả hic hic,. Biếng ăn kinh khủng…Em phải ngưng đây, anh chàng đang kéo tay mẹ mè nheo rồi này. Chắc buồn ngủ rôi, sáng giờ chưa ngủ mà hiihhihiKing chào cô Ái nào. Ạ cô Ái đi . ẠAAAA! :love:
thu thuy writes:em muon biet vai tro cua nguoi lon doi voi tre au nhi
Chào Thu Thủy, Xin lỗi vì đã hồi âm trễ. Ấu nhi là bé từ 1-3 tuổi. Tuổi này là 1 trong những giai đoạn quan trọng trong vòng đời, vì vậy, ngoài việc chăm sóc sức khỏe tốt bạn cũng cần chú ý đến việc phát triển trí não. Qua giai đoạn này, việc "bù lỗ" không có tác dụng nữa. Để xem rõ chi tiết, mời bạn tham khảo các bài viết trong blog theo các chủ đề : các giai đoạn phát triển của bé, phát triển trí não trong 3 năm đầu đời, chế độ ăn cho bé theo từng lứa tuổi, tâm lý tuổi chập chững …