Có một sai lầm trong việc nuôi con mà mình vẫn luôn tự trách bản thân mỗi khi nhớ đến nó : mình để cho con gái bị viêm xoang. Cũng may là việc chữa trị đã dẫn đến kết quả tốt, nếu không thì mình sẽ trách bản thân mình suốt đời.

Bản thân mình cũng viêm xoang, giống như đại đa số người dân Việt Nam hiện nay. Viêm xoang mạn tính gây rất nhiều khó chịu, đau nhứt. Khi phải nạo xoang hay mổ lệch vách ngăn thì mới biết đau đớn đến chừng nào. Rồi khi nó ảnh hưởng đến thần kinh tiền đình, làm cho nó bị rối loạn thì lúc đó càng thêm khổ sở.
Người ta nói xoang mãn tính không thể chữa dứt, chỉ có giải pháp hạn chế nó tái phát chẳng hạn như : giữ vệ sinh mũi thật sạch, ra đường bịt kín mít, không để quạt máy thổi vào mặt, không để mũi hít phải mùi lạ …vv. Sống ở môi trường hết sức bụi bặm như Sài Gòn thì khó mà “giữ mình”

Bệnh viêm xoang ở trẻ em càng khó phát hiện hơn, vì vậy mà mình để con mình bị bệnh hồi nào mà không hay vì cứ bám theo cách điều trị sổ mũi thông thường. Bé sụt cân & xanh xao trong một thời gian rất nhanh. Sau khi bác sĩ làm kháng sinh đồ và chữa xong thì con lên cân vùn vụt.

Bài viết dưới đây trích website của bệnh viên nhi đồng 1. Mời các bạn tham khảo và đừng để bé rơi vào tình trạng tệ hại như con gái mình trước đây …


Tỷ lệ bệnh viêm xoang trong các trẻ đến khám tại khoa Tai Mũi Họng BV Nhi Đồng I hàng năm khoảng 15-20%. Khác với người lớn, bệnh viêm xoang ở trẻ em khó chẩn đoán vì triệu chứng không rõ ràng và nguyên nhân phức tạp. Hiểu biết bệnh lý này sẽ giúp các bậc phụ huynh phòng bệnh cho trẻ tốt hơn cũng như hợp tác tốt với bác sĩ trong việc điều trị bệnh.

Tại sao trẻ em lại bị viêm xoang ?
Ngay sau sinh, trẻ đã có xoang hàm và xoang sàng mặc dù kích thước còn rất nhỏ. Đồng thời hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh do vậy rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt ở đường hô hấp trên. Khi viêm đường hô hấp trên sẽ có ít nhiều mức độ viêm mũi xoang. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ gây nên viêm xoang thật sự.

Khi bị viêm xoang trẻ có triệu chứng gì?
Khi bị viêm xoang, trẻ thường có các triệu chứng:
– Chảy mũi vàng – xanh đặc
– Chảy mũi sau, đôi khi dẫn đến đau họng, ho, thở hôi, nôn hoặc buồn nôn.
– Đau đầu, thường gặp ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
– Kích thích hoặc mệt mỏi
– Phù quanh mắt
Sốt nhẹ hoặc sốt cao

Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán bệnh viêm xoang của trẻ ?
Khi bạn đưa trẻ đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng Nhi, các bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám kỹ bằng các dụng cụ đặc bịêt. Trong một số trường hợp phức tạp bác sĩ sẽ cho trẻ chụp thêm phim x- quang, nội soi hoặc CT để giúp chẩn đoán chính xác hơn tình trạng viêm xoang.

Trẻ bị viêm xoang sẽ được điều trị như thế nào ?
Đối với viêm xoang cấp : Là các trường hợp trẻ có các triệu chứng của viêm xoang kéo dài trong khoảng thời gian ít hơn 4 tuần. Các trường hợp này hầu hết đều được điều trị thành công với kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày mặc dù các triệu chứng có thể giảm ngay sau vài ngày đầu điều trị. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng thêm các loại thuốc chống dị ứng, giảm viêm, tan đàm tùy từng trường hợp cụ thể.
Đối với Viêm xoang mạn : Là các trường hợp khi trẻ bị một hoặc nhiều triệu chứng của viêm xoang kéo dài hơn 3 tháng. Các bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng kháng sinh đúng cách, theo dõi tái khám mỗi tuần, đồng thời sẽ thăm khám kỹ để tìm và điều trị các bệnh lý phối hợp như VA, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường cấu trúc mũi xoang, dị ứng…

Trẻ bị viêm xoang có cần phải phẫu thuật không ?
Chỉ một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ các trường hợp nghiêm trọng và dai dẳng mới đòi hỏi cần phẫu thuật để làm giảm triệu chứng không đáp ứng với điều trị nội khoa. Sau khi điều trị nội khoa trẻ cũng cần tiếp tục điều trị nội khoa từ 10 đến 14 ngày.

Phẫu thuật sẽ được tiến hành như thế nào ?
Các bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ nội soi và dùng dụng cụ đặc bịêt để mở rộng các lổ thông, đường dẫn lưu tự nhiên của các xoang. Đồng thời hút dịch mủ cấy vi trùng học và làm kháng sinh đồ để lựa chọn đúng kháng sinh.
Khi xoang được mở thông, không khí được lưu thông sẽ dẫn đến sự giảm số lần và mức độ trầm trọng của viêm xoang.
Bác sĩ cũng có thể khuyên cho trẻ nên nạo VA ( mô lymphô nằm ở sau mũi ) như là một phần của điều trị viêm xoang. Vì mặc dù VA không gây tắc nghẽn trực tiếp sự dẫn lưu của xoang, nhưng khi VA bị nhiễm trùng, hoặc VA phì đại sẽ gây tắc nghẽn phía sau mũi và gây ra nhiều triệu chứng tương tự như viêm xoang, như là chảy mũi, nghẹt mũi, chảy mũi sau, hơi thở hôi, ho và nhức đầu.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm xoang ?
Bạn có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bị viêm xoang bằng cách tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ sống trong môi trường trong lành, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên đã biết, khói thuốc lá, giảm bớt thời gian gởi trẻ ở nhà trẻ và điều trị tốt bệnh đi kèm như trào ngược dạ dày thực quản.

13 thoughts on “Bệnh trẻ em : Viêm Xoang

  1. danhthangvn says:

    Bố KM cũng bị viêm xoang, nhưng từ khi chuyển vào SG đến giờ thì nó không còn bị nữa (có lẽ là do khí hậu), bị bệnh này thật khó chịu, rất bất tiện khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

  2. Nuoi-Day-Con says:

    Mấy hôm nay chị đang uống kháng sinh vì cái xoang hành hạ đây ! Khổ lắm !

  3. Me3thangnhoc says:

    Yêu chị cũng bị viêm xoang từ nhỏ đó em… khi qua đây thì bớt.. nhưng giờ cứ mỗi khi chuyễn mùa thì chi- rất khó chịu.. như đang nóng rồi chuyển qua lạnh thì chị tiêu.. nhứt là mùa hè.. đi bên ngoài nóng vào nhà có máy lạnh thì mũi nó đình công liền… 😥

  4. Jerry756 says:

    hình như King nhà em cũng bị hay sao ấy. Em đoán vậy, còn đi bác sĩ thì bác sĩ nói bị VA nhưng King cứ khò khè cái lỗ mũi hoài…quanh năm thì viêm xoang rồi chị nhỉ. Chắc khi nào rãnh em mang con đi bệnh viện ở Đà Nẵng khám luôn cái xoang này. Ở Hội An em chẳng có chỗ nào tin tưởng để khám cả chị ạ.

  5. Nuoi-Day-Con says:

    @ Chị Thy : Em vừa uống khánh sinh 1 tuần xong, thấy khỏi rồi, ngưng thuốc 3 ngày thì bị viêm lại. Em đang tiếp tục kháng sinh được 2 ngày rồi nè. Em ghét bệnh này khủng khiếp. Nhưng chẳng có cách nào chữa cho khỏi cả ! @ Mẹ King : Cho King đi khám đi em à. Thường bé thở khò khè cũng là dấu hiệu của viêm phế quản nữa. Phải đi khám ngay thôi em.

  6. anonymous says:

    Anonymous writes:Chi oi, em cung bi viem xoang nhieu nam nay, met lam. Moi hom qua em bi chay mui lien tuc suot ca ngay ton khong biet bao nhieu la tissues. Thoi tiet o day dang vao mua lanh nen cai mui no buot len den oc. Cach day 2 nam em xai thu loai Sinus Rinse Kit. No la mot cai binh bang nhua khoang 250ml, nap binh co lo nho va mot ong hoi giong cai ong hut. Chi can pha nuoc am voi muoi roi bom len mui de rua ben trong mui. Ky nay em khong uong thuoc ma chi xu dung cach nay, den hom nay mui em da kha hon nhieu. Neu chua viem xoang bang cach nay thi phai that kien tri lam deu moi ngay se do lam.

  7. Nuoi-Day-Con says:

    Đúng là vệ sinh bằng nước muối rất tốt cho mũi. Mình hay dùng nước muối sinh lý Natri Clorid để nhỏ mũi. Nhưng nếu không muốn bệnh tái phát, thì quan trọng nhất vẫn là bảo vệ mũi khỏi khói bụi, các chất dị ứng, thay đổi thời tiết … Môi trường xung quanh có tác động rất lớn. Sỡ dĩ ở Việt Nam mình vẫn cứ bị viêm mũi hoài không hết là do môi trường không trong sạch. Về SG rồi mới thấy, khủng khiếp lắm. Vừa đông, vừa ồn, vừa bụi mịt mù … Nhắc đến lại thấy chán !

  8. Mmup says:

    Chị ơi em bé nhà em (23 tháng) hay bị viêm mũi hầu lắm, mũi cứ sụt sịt suốt à mà đi khám thì bs chỉ nói viêm mũi/ viêm họng… chứ k thấy dùng cách khám gì khác cả. Em cũng lo lo quá.

  9. Nuoi-Day-Con says:

    Theo dõi thường xuyên nhé. Giữ ấm cho bé, đừng để quạt thổi vào đầu, hạn chế ra nắng vào lạnh thường xuyên, vệ sinh mũi cho bé, massage lưng hàng ngày (dọc theo sống lưng), mở cửa phòng ngủ cho nắng vào, mỗi buổi sáng phải giũ mền gối mà bé nằm ban đêm. Hy vọng thế sẽ cải thiện tình hình sổ mũi. Còn viêm xoang thực sự phải do bác sĩ chẩn đóan, làm kháng sinh đồ rồi mới dùng kháng sinh để chữa trị. Không thể uống kháng sinh lung tung

  10. Mmup says:

    Em cảm ơn chị. Con em hay bị sổ mũi (chảy mũi nước, mũi đặc), đi khám thì bsĩ cũng bảo há họng ra cho bác xem rồi bảo là viêm mũi họng/viêm hô hấp trên/ viêm mũi hầu… chứ chưa thấy làm kháng sinh đồ (là gì vậy chị?). Em cũng lo lo, vì k uống thuốc thì k hết, mà uống hoài thì cũng có hại chị nhỉ.

  11. Nuoi-Day-Con says:

    À, làm kháng sinh đồ nói nôm na là xác định xem con vi trùng gây bệnh của cho con em là vi trùng lọai gì, phải dùng kháng sinh nào để trị nó, trị trong bao lâu. Người ta có thể phết nước mũi của con mang cấy để tìm hiểu xem "con sâu" đó là lọai gì, nó sợ kháng sinh nào :DCách làm này rất tốt, dùng đúng thuốc, trị đúng bệnh. Em cũng biết rồi, con nít mà cho uống đại kháng sinh lung tung thì nguy hiểm đến mức nào.

  12. anonymous says:

    Bs Thành writes:Thuốc Ðông y đặc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức trán,…- KHỎI SAU 4 TUẦN, TUẦN ÐẦU DÙNG THỬ MIỄN PHÍ.- Chuyển thuốc miễn phí tuần đầu đi các tỉnh trên toàn quốc qua đường bưu điện.* Liên hệ: Bs. Nguyễn Quốc Thành* Ðịa chỉ: Phòng chẩn trị Ðông y Thiên Bảo 49B Ðại La – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội* ÐT: (04) 3628.0053 – 091.3322.411* Email: nhathuoc_thienbao@yahoo.comHÃY GỌI ÐIỆN NGAY CHO CHÚNG TÔI ÐỂ NHẬN ÐƯỢC THUỐC.BÁC SĨ THÀNH yahoo ID: bsthanh49b_daila

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chuyên đề

Kết nối với chúng tôi

Maecenas ornare in tempus et, rhoncus accumsan magna. Mauris a finibus lectus. Donec et sem felis. Nam in ante aliquet, fringilla enim sit amet.

Blog Nuôi Dạy Con sử dụng cookies để cải thiện trải nghiệm người dùng và hiệu suất của trang web, hiện quảng cáo phù hợp với người dùng và cho phép chia sẻ qua mạng xã hội. Khi click vào nút Chấp Nhận, bạn đồng ý cho chúng tôi sử dụng cookies. Vui lòng xem thêm về chính sách quyền riêng tư.