Hôm nay, trong lúc soạn lại mấy quyển sách mang từ Việt Nam qua, mình nhìn thấy quyển Em phải đến Harvard học kinh mà mình từng yêu thích. Do vậy, mình quyết định đăng lại bài Review sách mà mình đã viết cách đây 7 năm!
Quyển sách “Em phải đến Harvard học kinh tế” mô tả rất chi tiết từng biện pháp và kỹ năng giúp bồi dưỡng tâm hồn. Khắc phục yếu điểm, phát huy điểm mạnh cũng như chiến lược “luyện gà” đường dài.
Mình cũng nên nói trước, quyển sách này phù hợp cho các định hướng giáo dục theo kiểu “thép đã tôi thế đấy”. Bố mẹ nào theo quan điểm “vừa học vừa chơi, thảnh thơi tới bến” có lẽ sẽ không hoàn toàn tâm đắc với các phương pháp giáo dục nêu trong quyển sách này, mình cho là thế!
“Em phải đến Harvard học kinh tế” là quyển sách “gây sốt” ở VN khi nó được xuất bản vào 9/2009. Tiếp tục gây tiếng vang lẫn tranh luận trong suốt bao nhiêu năm qua.
Nội dung sách “Em phải đến Harvard học kinh tế”
Tác giả của quyển sách là Lưu Vệ Hoa – Trương Hân Vũ, cha mẹ của Lưu Diệc Đình, em học sinh Trung Quốc được 11 trường đại học của Mỹ nhận vào học. Em được 4 trường trong khối Ivy League trao học bổng toàn phần. Cuối cùng Lưu Diệc Đình đã chọn học bổng của đại học Harvard.
Quyển sách này kể lại quá trình nuôi dạy con của bố mẹ Diệc Đình, nhằm giúp con từ một đứa bé bình thường trở thành một đứa trẻ xuất sắc trong học tập, có nhiều năng lực vượt trội trong nhiều lĩnh vực và một tâm hồn đẹp.

Theo cách mô tả trong sách thì có thể nói mô hình giáo dục của Việt Nam rất giống Trung Quốc vào những năm thập niên 90. Cũng trường chuyên lớp chọn và các cuộc thi Oplympic hay các kỳ thi tốt nghiệp chuyển cấp. Chính vì vậy mà các phương pháp mà Lưu Vệ Hoa và Trương Hân Vũ đưa ra khá là phù hợp với hoàn cảnh học tập tại trường công mà các bé nhà mình đang theo đuổi.
Phương pháp dạy con trong cuốn Em phải đến Harvard học kinh tế
Quyển sách mô tả rất chi tiết từng biện pháp và kỹ năng giúp bồi dưỡng tâm hồn. Khắc phục yếu điểm, phát huy điểm mạnh cũng như chiến lược “luyện gà” đường dài. Một điều mà mình cảm thấy rất khó thực hiện chính là Bồi Dưỡng Tố Chất. Phương pháp học tập thì có thể ứng dụng, nhưng rèn luyện tố chất như cách vợ chồng Lưu Vệ Hoa rèn luyện cho Lưu Diệc Đình quả là không dễ chút nào. Thứ nhất, định hướng giáo dục đó phải phù hợp với định hướng của gia đình. Kế đến, những tố chất đó phải được rèn luyện suốt nhiều năm tháng, nhẫn nại, kiên trì. Quan trọng nhất là phải có sự cố gắng của chính bản thân các con.
Những tố chất mà Lưu Diệc Đình đã được chui rèn
- Độc lập, tự chủ, mạnh mẽ, chí khí
- Có tinh thần cầu tiến, ý chí vươn lên, tham vọng
- Nhìn xa trông rộng
- Nhân ái, khoan dung
- Thể lực mạnh mẽ, vận động thể dục liên tục
- Biết cách sắp xếp thời gian, tự học hành một mình
Một điều quan trọng đáng để nhắc đến: Ba Mẹ của Lưu Diệc Đình có rất ít thời gian dành cho con. Lưu Diệc Đình cũng chỉ là một cô bé bình thường. Rất giống với bản thân gia đình mình và nhiều hoàn cảnh khác xung quanh đây. Hai vợ chồng họ cũng đi làm từ sáng đến tối. Tuy nhiên, họ biết tranh thủ từng phút từng giây của họ để giáo dục con và tìm hiểu mọi biện pháp tốt nhất để áp dụng cho con. Đó chính là mấu chốt của sự thành công. Đọc sách xong mình rút ra được nhiều bài học rất hay!
Không có gì là không thể!!! Nothing is impossible!!!
Disclosure: Trong bài viết này có những đường link giới thiệu sản phẩm. Khi bạn mua hàng qua những link đó, BlogNDC có thể sẽ nhận được một khoản hoa hồng nhỏ để trang trãi chi phí vận hành BlogNDC. Khoản tiền đó không tính vào giá bán sản phẩm và bạn không tốn thêm bất kỳ chi phí nào khi mua hàng qua những đường link này. BlogNDC chỉ giới thiệu những sản phẩm đáng tin cậy và/hoặc đã sử dụng có kết quả tốt.
Pingback: Cảm nghĩ khi đọc “Em phải đến Harvard học kinh tế” | Nuôi Dạy Con Trẻ